Skip to main content

Nguyên lý hoạt động của nhà thông minh

30.12.2020
v.trangdt56

Nhà thông minh vận hành như một “người quản gia” giúp con người kiểm soát mọi thứ trong nhà nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi nhà thông minh vận hành như thế nào?

Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi cơ bản như nhà thông minh hoạt động như thế nào hay có mấy loại nhà thông minh, qua đó có sự lựa chọn tốt nhất cho cuộc sống của mình. 

1. Nhà thông minh hoạt động như thế nào ?

Nhà thông minh (Smart home) cho phép chủ nhân căn nhà có thể điều khiển các thiết bị điện trong nhà thông qua điện thoại hay máy tính bảng mà không cần phải trực tiếp thực hiện theo cách cơ học như những ngôi nhà truyền thống thông thường. 

Để làm được điều này, nhà thông minh có một hệ thống điều khiển với công nghệ cao, được kết nối internet gọi là Internet Protocol (IP). Mọi thứ sẽ được kết nối và sử dụng Wifi thông qua địa chỉ IP của nó để truyền thông tin đến bộ định tuyến và được điều khiển từ bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Đó là lí do tại sao bạn có thể nhìn thấy mọi ngóc ngách trong căn nhà và điều khiển các thiết bị điện như bật/ tắt thông qua ứng dụng trên smartphone.

Bên cạnh đó, nhà thông minh còn có bộ phận cảm biến để có thể tự động cập nhật, đo lường thường xuyên sự biến đổi và chuyển hóa thành tín hiệu điện gửi thông tin đến trung tâm điều khiển thông qua sóng RF. Lúc này, trung tâm điều khiển sẽ thu thập dữ liệu, phân tích và tìm ra một mẫu số chung để thông tin được truyền tải một cách nhanh và chính xác nhất. 

2. Cấu tạo của nhà thông minh gồm những gì?

Một hệ thống nhà thông minh cơ bản sẽ được thiết kế gồm: 

  • Trung tâm điều khiển: là bộ não của ngôi nhà, có nhiệm vụ kết nối các thiết bị với nhau và điều khiển toàn bộ hệ thống. 
  • Các thiết bị đầu cuối: là những vật dụng điện tử trong nhà như cửa ra vào, cổng, điều hòa, rèm mành, các hệ thống ánh sáng, quạt thông gió, tivi, bếp, hệ thống camera giám sát,...

Để nhà thông minh hoạt động trơn tru, người dùng sẽ tiến hành cài đặt các thiết bị và cho trung tâm điều khiển học lệnh của tất cả các thiết bị đó. Việc này thường không mất nhiều thời gian và được hướng dẫn rất chi tiết trong tài liệu hướng dẫn để những người không am hiểu lắm về công nghệ cũng có thể tự thực hiện được mà không cần đến nhân viên kỹ thuật. 

Sau khi cài đặt và kết nối tất cả, bạn sẽ bắt đầu tạo các không gian thông minh riêng phù hợp với sở thích và hoàn cảnh của gia đình. Chỉ như vậy thôi là hệ thống nhà thông minh đã hoàn tất và bạn sẽ tận hưởng cuộc sống với những không gian do chính bạn tạo ra cũng như điều khiển tất cả các thiết bị đã được kết nối.

3. Phân loại nhà thông minh

Trên thị trường hiện nay có 2 hệ thống nhà thông minh phổ biến là nhà thông minh có dây và nhà thông minh không dây. Đối với nhà thông minh có dây, các thiết bị được kết nối với nhau bằng dây điện hoặc dây cáp. Còn đối với nhà thông minh không dây thì các thiết bị được kết nối với nhau bởi sóng như Z-wave, Zigbee, Bluetooth, Wifi,… qua bộ xử lí trung tâm. Và tất nhiên, mỗi loại đều sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau.

 

Nhà thông minh có dây

Nhà thông minh không dây

Ưu điểm

- Kết nối nhanh và ổn định

- Đảm bảo kết nối cho cả những công trình lớn 

- Khả năng truyền tải mạnh mẽ

- Hạn chế rủi ro chập điện

- Giá thành rẻ, phù hợp với kinh tế người Việt. Và đặc biệt là có thể dễ dàng thay đổi, nâng cấp khi cần. 

- Lắp đặt dễ dàng, có thể tương thích với mọi ngôi nhà dù đang xây hay đã sử dụng lâu và muốn chuyển sang nhà thông minh. 

- Thời gian thi công nhanh

- Có nhiều tính năng mở rộng hơn. 

Nhược điểm

- Cần phải đục tường để đi dây nên tính thẩm mỹ thấp

- Mất nhiều thời gian thi công và đòi hỏi kỹ thuật cao

- Giá thành đầu tư cao hơn so với hệ thống không dây 

- Khó khăn trong việc thay đổi và nâng cấp

- Tốc độ phản hồi chậm hơn so với hệ thống nhà thông minh có dây nhưng không quá rõ rệt nếu sử dụng kết nối Zigbee hay Z-wave.

- Một số thiết bị đòi hỏi thay thế pin trong quá trình sử dụng

- Phụ thuộc vào bộ xử lý trung tâm

- Đòi hỏi người dùng có kiến thức cơ bản về lắp đặt.

Có thể chuyển đổi từ nhà thường sang nhà thông minh không?

Có thể chuyển đổi nhưng sẽ mất nhiều thời gian khi đòi hỏi phải đục tường đi lại toàn bộ hệ thống đường dây điện.

Chỉ cần thay thế các công tắc cơ trong nhà bằng các công tắc thông minh, không cần đục phá hạ tầng hay đi lại đường điện. Vì thế nên dù nhà bạn ở đã được 10-15 năm vẫn có thể biến thành nhà thông minh chỉ trong 1 ngày. 

4. Nhà thông minh Vsmart - giải pháp an toàn cho cuộc sống hiện đại và đẳng cấp

Sau thành công từ các sản phẩm điện thoại thông minh và TV thông minh, VinSmart tiếp tục mang tới giải pháp Nhà thông minh Vsmart và nhanh chóng được người tiêu dùng đón nhận nhờ những ưu điểm nổi trội. 

Nhà thông minh của Vsmart sử dụng hệ thống mạng Zigbee - một tiêu chuẩn không dây dựa trên chuẩn IEEE 802.15.4, được vận hành ở tần số 2,4Ghz và là băng tần ISM có thể được sử dụng ở mọi nơi trên thế giới. Đây được xem là giải pháp thay thế cho Wifi và Bluetooth.

Zigbee rất phổ biến trong ứng dụng nhà thông minh bởi có mức tiêu thụ điện năng thấp, pin có thể sử dụng lâu dài và đặc biệt là có chi phí thấp hơn so với các công nghệ khác. Những thiết bị Zigbee có thể kết nối với nhau tạo thành một mạng lưới.

hình ảnh nguyên lý hoạt động của nhà thông minh 2

Hiện tại, Vinhomes đang áp dụng hệ thống nhà thông minh vào 2 tòa căn hộ đầu tiên là S1.02 của Vinhomes Ocean Park và GS3 của Vinhomes Smart City. Khi khách hàng mua căn hộ tại 2 tòa này sẽ được tặng gói Smart Home tiêu chuẩn Gold bao gồm các thiết bị:

  • Bộ điều khiển trung tâm: Là trái tim của nhà thông minh, giúp điều khiển các thiết bị thông minh theo kịch bản do chủ nhà tự thiết lập. Một bộ điều khiển này có thể kết nối với 100 thiết bị khác nhau và có thể tích hợp cả những thiết bị của hãng khác vào hệ thống. 
  • Các thiết bị cảm biến: Gồm cảm biến cửa và cảm biến chuyển động.
  • Bộ điều khiển hồng ngoại: Điều khiển các thiết bị gia dụng (có điều khiển hồng ngoại) như tivi, điều hòa,... và có thể quay 160 độ.
  • Công tắc thông minh (1 nút, 2 nút và 3 nút): điều khiển bật/tắt các thiết bị điện, hoạt động được cả khi tay ướt và có cảm giác rung nhẹ khi chạm vào.
  • Công tắc thông minh công suất cao: điều khiển bật/ tắt các thiết bị có công suất cao như bình nóng lạnh, đèn sưởi, máy bơm nước,...
  • Ổ cắm thông minh phiên bản dùng Wifi: Điểu khiển bật/ tắt các thiết bị kết nối vào ổ cắm, có khả năng đo năng lượng tiêu thụ của thiết bị và có thể hẹn giờ bật tắt.
  • Camera an ninh: Ghi hình, phát hiện chuyển động, hiển thị hình ảnh trực tiếp của căn hộ. Camera có thể xoay 360 độ đảm bảo quan sát các góc ngôi nhà.