Skip to main content

Dữ liệu trong fintech và những bước tiến của IoT

25.12.2020
v.dangptb

Ứng dụng của dữ liệu lớn và sự đổi mới của IoT (internet vạn vật) đang nhanh chóng làm thay đổi lĩnh vực tài chính, đồng thời cho phép tiếp cận gần hơn với khách hàng.

Nhiều năm nay, ngành dịch vụ tài chính sử dụng dữ liệu như một cách để cải thiện dịch vụ và tạo ra nhiều sản phẩm mới dựa vào bối cảnh và nhu cầu của khách hàng.

Ngày nay, có 3,5 tỉ người dùng điện thoại thông minh trên khắp thế giới. Mỗi ngày có thêm một lượng dữ liệu khổng lồ của khách hàng thu thập và những dữ liệu này được tạo ra theo cấp số nhân chỉ từ một chiếc điện thoại. Ước tính có khoảng 90% dữ liệu của thế giới hình thành trong vòng hai năm trở lại đây, theo Bernard Marr & Co.

Các thiết bị internet vạn vật (IoT) có thể giúp các quá trình thanh toán, giám sát thiết bị. Tất cả những ứng dụng đó là cốt lõi của việc thu thập dữ liệu. Các thiết bị IoT như vật dụng thông minh, không dây, có thể thu thập tất cả các thông tin xung quanh nó.

Với số lượng thiết bị lớn như vậy, dự báo sẽ có một lượng lớn dữ liệu sẽ được tạo ra trong vòng thập kỉ tới. Dữ liệu này sẽ đến tay các nhà bán lẻ, các công ty bảo hiểm nhằm tạo ra trải nghiệm khách hàng.

Trong lĩnh vực fintech, thông tin này được trông đợi để tạo ra các phân tích và cái nhìn sâu sắc hơn về khách hàng. Theo Jordan McKee, người chuyên nghiên cứu về dữ liệu trong fintech tại 451 Research co biết, “trong dài hạn, doanh thu IoP (internet of place) sẽ đến từ sự bùng nổ của dữ liệu mới, yếu tố đem lại những hiểu biết sâu sắc về thị trường và hành vi khách hàng. Internet of place là một ngách của internet vạn vật, tập trung vào một địa điểm nhất định.

Jordan McKee cũng cho rằng, cơ hội đến từ nguồn dữ liệu mới thu thập từ các thiết bị IoT là vô tận và đồng thời giúp tăng cường độ chính xác cho các quyết định, phòng chống gian lận, nhận diện khách hàng (KYC), đề xuất mức vay.

Một trong những vấn đề quan trọng nằm trong nhiều hội nghị trên thế giới về fintech là quyền riêng tư và bảo mật thông tin. Khi lượng dữ liệu thế giới ngày càng tăng lên, các công ty cũng tiến hành thâm nhập để khai thác và tận dụng các giá trị của dữ liệu. Điều này cũng gia tăng nhu cầu an ninh mạng toàn cầu để đối mặt với rủi ro.

Tiêu biểu là vụ tấn công của virus Mirai botnet vào các thiết bị IoT, làm vô hiệu hóa biến chúng thành các công cụ được điều khiển từ xa. Vụ việc xảy ra năm 2018 bởi hai thanh niên người Mỹ.

Những lo ngại về vấn đề an toàn an ninh mạng trong các thiết bị IoT cũng là vấn đề mà các startup quan tâm. “Lợi thế về hiệu suất cũng như việc liên kết với các thiết bị thông minh chỉ có thể đem lại khi mọi thứ được đảm bảo an toàn và bảo mật”, theo Yevgeny Dibrov, CEO & Co-Founder of Armis. Armis thành lập hồi năm 2015 tại thung lũng Silicon Mỹ, chuyên về phòng chống các đe dọa từ thiết bị IoT trong các lĩnh vực như tài chính, sức khỏe, sản xuất, bán lẻ và thành phố thông minh.

Dâng Phạm (Theo Fintech Magazine)