Skip to main content

Cách xe tự lái giải quyết tắc đường

24.12.2020
v.thuntm16

Đôi khi con người cũng cần từ bỏ quyền kiểm soát để có thể giải quyết những vấn đề như tắc đường trong thành phố.

 Tắc đường từ lâu là vấn nạn của nhiều thành phố lớn trên toàn thế giới. Một trong những vụ kẹt xe tồi tệ nhất lịch sử từng diễn ra trong 12 ngày tại Trung Quốc, trên đoạn đường có 50 làn xe, kéo dài 62 dặm (gần 100km). Vụ kẹt xe này không phải do thiên tai hay thời tiết mà chỉ đơn giản là do có quá nhiều phương tiện lớn, đặc biệt là xe tải hạng nặng chở vật tư xây dựng vào Bắc Kinh. Trớ trêu thay, đoàn xe này cũng nhằm mục đích phục vụ cho công việc làm đường, giải quyết tắc nghẽn trong thủ đô.
 

Hinh anh Cach xe tu lai giai quyet van nan tac duong so 1


Nguyên nhân gây ra ùn tắc

Quá nhiều ô tô, không đủ đường, công trình tai nạn và thời tiết khắc nghiệt đều là những yếu tố gây tắc nghẽn giao thông, khiến người đi đường và các lái xe tức giận. Nếu một ô tô giảm tốc độ, những ô tô còn lại sẽ làm theo và một lượng ô tô tồn đọng sẽ bắt kịp nhau và tạo ra một dãy xe nối dài.

Nghiên cứu của Viện Công nghệ Massachuseets cho thấy, tình trạng tắc nghẽn giao thông có thể được giải quyết nếu tất cả tài xế đều tuân thủ một nguyên tắc: không bám đuôi hoặc giữ khoảng cách càng xa với người phía trước càng tốt. Phương pháp này được gọi là kiểm soát song phương và được giáo sư Berthold Horn của Đại học MIT thực hiện đầu tiên vào năm 2013, thông qua việc kiểm tra những chiếc ô tô và tài xế mà còn tính toán đến toàn bộ hệ thống đường cao tốc và mô hình giao thông.

Horn đưa ra giải pháp, các nhà sản xuất cần trang bị cho ô tô hệ thống cảm biến giám sát hành trình để giữ khoảng cách các xe bằng nhau. Theo ông, con người có xu hướng nhìn những thứ phía trước hơn, theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Vì vậy nếu nhìn về phía sau khi di chuyển có vẻ hơi phản trực giác. Nhưng việc lái xe như vậy có thể có tác dụng đáng kể trong việc giảm thời gian di chuyển và mức tiêu thụ nhiên liệu mà không cần phải xây thêm đường hoặc thực hiện các thay đổi khác đối với cơ sở hạ tầng. Horn gợi ý các hãng xe nên trang bị hệ thống kiểm soát hành trình phía trước và phía sau để chúng được kết nối tương tự với các xe khác trên đường.

Sự tham gia của công nghệ xe tự lái

Tuy nhiên, để có thể giải quyết triệt để đòi hỏi các lái xe, phải cùng hiểu nhau và phối hợp một cách hoàn hảo. Trạng thái này chỉ có thể đạt được khi hệ thống giao thông bỏ qua trình điều khiển chủ quan của quá nhiều người tham gia giao thông. Giải pháp cho vấn đề này nhiều bên đang hướng tới bằng hệ thống xe tự lái, dẫn đầu là các tập đoàn công nghệ đa quốc gia, như Google và Tesla.

Trong video 5 phút của YouTuber với tiêu đề “Giải pháp đơn giản cho vấn nạn tắc đường” CGP Gray giải thích về cách con người phản ứng với những tình huống trên đường. Khi đột ngột bắt gặp một chiếc xe khác chen vào làn đường hay sự xuất hiện của một con gà băng qua đường, chiếc ô tô đầu tiên sẽ giảm tốc độ, hiệu ứng gợn sóng sẽ diễn ra với hàng ô tô phía sau, cuối cùng sẽ chậm dần, cho đến khi một ô tô đến khi chiếc cuối cùng dừng lại. Các ô tô trong vùng tắc đường sẽ phải di chuyển chậm trong không gian chật hẹp - về cơ bản, chiếc ô tô đầu tiên vừa tạo ra một vụ tắc đường.

xe tự lái

Tuy nhiên, có thể tránh được ùn tắc giao thông bằng cách để tất cả các tài xế lái xe giữ 1 khoảng cách đều nhau, nhằm giảm việc phanh gấp hoặc không cần thiết – điều tạo ra một vụ tắc đường gợn sóng. Tuy nhiên, như chúng ta đều biết, điều đó là không thể vì mỗi tài xế có kinh nghiệm và kỹ năng khác nhau.

Với kịch bản kẹt xe tại các giao lộ, vì con người thường phản ứng chậm, nên số lượng ô tô đi qua các ngã tư đèn thường bị hạn chế. Vì khi chiếc ô tô đầu tiên phản ứng với đèn xanh, sau đó đến ô tô tiếp theo, rồi tiếp theo,... Đèn ở ngã tư đầu tiên chuyển sang màu đỏ khiến các xe phía sau chen lấn, thường dẫn đến tình trạng kẹt xe vô tận trên mọi nẻo đường.

Giải pháp đơn giản cho vấn đề này là yêu cầu tất cả người lái xe tăng tốc (đồng thời và cùng một tốc độ) khi đèn chuyển sang màu xanh để tránh việc phản ứng chậm, và hỗn loạn. Nhưng, như chúng ta đều biết, điều đó là không thể. Con người không thể hoạt động hoàn hảo như một cái máy. Người lái xe có thể bị mất lòng tin, sợ tai nạn và hàng loạt các vấn đề khác.

Một giải pháp khả thi và phù hợp hơn cho giao thông là việc đưa xe tự lái vào xã hội. Ô tô tự lái, với năng lực công nghệ vượt trội so với con người, có khả năng loại bỏ các vấn đề về mang tính chủ quan. Công nghệ tự lái trên cả đường thành phố và đường cao tốc, có thể giải quyết các vấn đề cốt lõi của tắc đường:

Các ô tô tự lái được lập trình sẽ có khả năng tự giao tiếp, giữ khoảng cách đều nhau, ở tốc độ an toàn và hiệu quả nhất. Khi ô tô đầu tiên bị gãy, các ô tô sau có thể phản ứng hiệu quả hơn khi xe trước giảm tốc độ, ở thời gian thực.

Giảm thời gian phản ứng chậm: Với công nghệ tự lái hàng loạt, ô tô sẽ có thể tăng tốc cùng lúc khi đèn xanh và giao thông trong thành phố sẽ giảm đáng kể.

Không cần đến đèn tín hiệu giao thông: Đèn giao thông về cơ bản chỉ là một phương thức để xe ô tô ở các ngã tư giao tiếp với nhau; màu đỏ có nghĩa là dừng lại và màu xanh có nghĩa là đi. Công nghệ tự lái có khả năng kết nối từng chiếc xe riêng lẻ với một máy tính lớn, nơi tất cả chúng có thể giao tiếp với nhau ở thời gian thực và tốc độ ánh sáng, sẽ không cần đến đèn giao thông, vì tất cả các xe sẽ biết khi nào và khi nào không nên thông qua lập trình trí tuệ nhân tạo (AI) siêu tiên tiến.